Lượt xem: 258

Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam

Chiều ngày 21-9, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam. Đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị.

 


Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề tại BĐBP Sóc Trăng. Ảnh Văn Long

    Dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam gồm 6 chương, 36 điều, nếu được Quốc hội thông qua sẽ thay thế Pháp lệnh BĐBP số 02/1997/PL-UBTVQH9.

    Theo đó, Dự thảo Luật gồm những quy định chung về biên phòng; hoạt động cơ bản về biên phòng; lực lượng BĐBP; đảm bảo và chế độ chính sách đối với lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về biên phòng; điều khoản thi hành. Nội dung cơ bản của dự thảo Luật xác định rõ nhiệm vụ biên phòng; luật hóa quy định về hình thức quản lý, bảo vệ biên giới của BĐBP; chuẩn hóa, quy định nhiệm vụ quyền hạn của lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng.

    Tại Hội nghị, các đại biểu đồng tình, nhất trí cao với sự cần thiết và tầm quan trọng của dự thảo Luật với sự nghiệp xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, xây dựng lực lượng chuyên trách, nòng cốt trong thực thi nhiệm vụ biên phòng; thể chế hóa đầy đủ, toàn diện, kịp thời chủ trương, quan điểm, nguyên tắc của Đảng về bảo vệ biên giới quốc gia, luật hóa nhiệm vụ biên phòng… phù hợp yêu cầu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trong tình hình mới. Đồng thời, tích cực tham gia, đóng góp vào dự thảo Luật. Bên cạnh đó, đại biểu cũng đóng góp cần bổ dung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm như: Cấm phá hoại, duy chuyển cột mốc biên giới và dấu hiệu đường biên giới; cấm vận chuyển người trái phép và buôn bán người qua biên giới. Rà soát và quy định cụ thể quyền hạn của BĐBP để tránh chồng chéo với công an, hải quan, quy định từng trường hợp hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động trong khu vực biên giới, quy định rõ việc huy động người và phương tiện hỗ trợ biên phòng thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, bổ sung quy định lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng không chỉ có cơ quan chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan, tổ chức, đơn vị, lực lượng vũ trang, nhân dân khu vực biên giới mà còn có cả hệ thống chính trị. Quy định cụ thể hơn nữa việc sử dụng vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các trường hợp được nổ súng cảnh cáo…

    Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào đánh giá cao trách nhiệm đóng góp ý kiến xây dựng dự Luật của đại biểu với rất nhiều ý kiến xây dựng, bao trùm toàn bộ nội dung dự thảo Luật, sâu sát thực tiễn tình hình và nhiệm vụ của BĐBP. Dự Luật Biên phòng Việt Nam được xây dựng trên nền tảng rút kinh nghiệm thực tiễn của 20 năm thực hiện Pháp Lệnh biên phòng, nhằm cụ thể hóa Nghị Quyết số 33 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia; thể chế hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc, chính sách, đối với công tác biên phòng; xây dựng hệ thống pháp lý trong thực thi nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới. Vì vậy, việc ban hành Luật Biên phòng Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đối với những đề xuất, kiến nghị của cử tri không thuộc thẩm quyền của tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ tiếp thu đầy đủ để tổng hợp báo cáo tại kỳ họp thứ X, Quốc hội khóa XIV.

Văn Long



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 55
  • Hôm nay: 6044
  • Trong tuần: 76,751
  • Tất cả: 11,800,071